HOTLINE0909540549

Dự án – Đề tài

Ngày 25/2/2022 tại trụ sở Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Hội đồng khoa học của Bộ do TS.Nguyễn Văn Hồi, Thứ trưởng làm chủ tịch đã đánh giá nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ “ Đổi mới hoạt động truyền thông trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên số”, Mã số CB2020-04, chủ nhiệm đề tài PGS.TS Cao Văn Sâm, Tổ chức chủ trì: Viện Đào tạo và Phát triển nhân lực.

T.S Nguyễn Văn Hồi, thứ trưởng chủ tịch hội đồng đang chủ trì họp hội đồng nghiệm thu

 

Đề tài nghiệm thu được trình bày có độ dày 133 trang, ngoài phần mở đầu và kết luận, có 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về đổi mới hoạt động truyền thông trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên số.

- Chương 2: Đánh giá thực trạng về hoạt động truyền thông trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên số.

- Chương 3: Đề xuất giải pháp đổi mới hoạt động truyền thông trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên số.

 

PGS.T.S Cao Văn Sâm, chủ nhiệm đề tài đang báo cáo đề tài trước hội đồng

 

        Đề tài đã hệ thống được các khái niệm, bản chất, nội dung hoạt động truyền thông; xây dựng được khung phân tích về hoạt động truyền thông trong các cơ sở GDNN trong kỷ nguyên số; chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông trong các cơ sở GDNN; nêu ra một số kinh nghiệm quốc tế về truyền thông GDNN trong kỷ nguyên số và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Thực trạng hoạt động truyền thông trong các cơ sở GDNN, cùng với những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân trong quá trình thực hiện hoạt động truyền thông cũng đã được phân tích, làm rõ trong đề tài, từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục nhằm đổi mới hoạt động truyền thông trong các cơ sở GDNN trong kỷ nguyên số. Đề tài cho rằng: Sự bùng nổ của kỷ nguyên số cùng các phương tiện truyền thông hiện đại, tiện lợi góp phần làm cho thông tin được truyền tải đến đối tượng tương tác một cách nhanh chóng nhất. Nếu hoạt động truyền thông GDNN chỉ sử dụng các hình thức truyền thông cũ, chủ yếu bằng văn bản, tờ rơi, áp phích quảng cáo thì sẽ khó lòng đưa thông tin đi một cách tốt nhất. Trong khi đó, những thay đổi về nghề nghiệp của xã hội, nhu cầu sử dụng nguồn lao động của doanh nghiệp, mong muốn học nghề của người học thay đổi một cách nhanh chóng. Chính vì vậy, việc áp dụng các công cụ, phương tiện kỹ thuật số như hệ Internet, trang mạng xã hội, trang Website ...vào hoạt động truyền thông của các cơ sở GDNN là một trong những yêu cầu cấp bách để kết nối và truyền thông giữa cơ sở GDNN với các đối tượng tương tác của mình.

 

Quang cảnh họp hội đồng trực tiếp + trực tuyến

Đề tài đã được nghiệm thu giúp cho cơ quan quản lý nhà nước về Giáo dục nghề nghiệp xây dựng định hướng; hoàn thiện cơ chế, chính sách; chỉ đạo tổ chức hoạt động truyền thông có hiệu quả. Giúp cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đổi mới được hoạt động truyền thông trong kỷ nguyên số, hiện cả nước có khoảng 1.909 cơ sở GDNN (399 trường cao đẳng, 458 trường trung cấp và 1.052 trung tâm GDNN), trong đó có 680 cơ sở GDNN tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 35,5%); tuyển sinh những năm gần đầy khoảngmỗi năm đạt khoảng 2.280 nghìn người, trong đó: Tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng 580 nghìn người; tuyển sinh trình độ sơ cấp và các hình thức đào tạo nghề nghiệp khác 1.700 nghìn người.

Đề tài nhấn mạnh, để thực hiện có hiệu quả việc đổi mới hoạt động truyền thông trong các cơ sở GDNN trong kỷ nguyên số, cần phải có các giải pháp đồng bộ. Trước tiên là phải thay đổi phương thức truyền thông của các cơ sở GDNN, hạn chế những cách thức truyền thông truyền thống, một chiều mà phải thay vào đó các hoạt động truyền thông mới, hiện đại, liên kết được một cách chặt chẽ giữa cơ sở GDNN và đối tượng tương tác. Hai là trong thời đại kỹ thuật số, cần áp dụng các phương tiện trong kỷ nguyên số để tận dụng triệt để những điểm ưu việt của các phương tiện này, từ đó thúc đẩy hoạt động truyền thông GDNN đạt hiệu quả tốt hơn. Ba là thiết lập mối liên hệ với hệ thống rộng lớn các ban ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp, và nhất là các cơ quan truyền thông, nơi hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động truyền thông của các cơ sở GDNN. Bốn là Chính phủ, các Bộ, ngành cần đề ra những chính sách hỗ trợ phù hợp, có những chỉ đạo quyết liệt để hoạt động truyền thông của các cơ sở GDNN diễn ra thuận lợi với những điều kiện tốt nhất. Năm là chính bản thân các cơ sở GDNN cần phải đổi mới để thúc đẩy đổi mới hoạt động truyền thông của cơ sở mình, từ đó giúp cho thương hiệu và hoạt động tuyển sinh của cơ sở mình ngày càng phát triển.

Tin : Văn phòng viện ITD

Hội đồng khoa học Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề Công tác xã hội Việt Nam đã họp nghiệm thu đề tài khoa học: “Nghiên cứu các mô hình giáo dục nghề nghiệp trong doanh nghiệp

PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRONG DOANH NGHIỆP